Sự nghiệp huấn luyện viên Miura_Toshiya

Du học tại Đức

Vì không thể từ bỏ ước muốn trở thành huấn luyện viên bóng đá, Miura quyết định du học tại Đức vào năm năm 1991. Sau 5 năm rưỡi du học tại Đức, ông có chứng chỉ huấn luyện viên loại A (tương đương loại A tại Nhật). Cùng thời gian này, Miura cũng học làm phiên dịch tiếng Đức. Sau khi trở về nước, ông lập tức học tiếp khóa phiên dịch tiếng Đức và lấy chứng chỉ cao cấp về phiên dịch tiếng Đức năm 1996. Năm 1997, ông nhậm chức huấn luyện viên câu lạc bộ Brummel Sendai (nay là Vegalta Sendai) và bắt đầu sự nghiệp huấn luyện viên ở cúp Hoàng đế. Năm 1998, Miura chính thức bắt đầu sự nghiệp huấn luyện viên với câu lạc bộ Mito Hollyhock. Năm 1999, Miura trở thành huấn luyện viên phó cho câu lạc bộ Omiya Ardija và học phong cách bóng đá tổng lực Hà Lan từ huấn luyện viên trưởng đội bóng này là ông Pim Verbeek và trở thành huấn luyện viên trưởng đội bóng này vào năm 2000. Mùa giải năm 2000, mặc dù kết thúc với vị trí thứ 4 nhưng đội bóng của Miura đã phải chịu thất bại thảm hại với tỷ số 1 thắng - 11 bại với ba đội bóng dẫn đầu. Năm 2001, Miura đã tuyển mộ Jorge Dely Valdés (tuyển thủ quốc gia Panama), Jader Volnei Spindler (cầu thủ người Brazil, người đầu tiên lập cú đúp hattrick tại J-League) và Ando Masahiro (cựu tuyển thủ Nhật Bản). Miura đã tuyên bố "kể từ khi trở thành huấn luyện viên, đây là đội bóng xuất sắc nhất tôi từng dẫn dắt."

Mùa giải năm 2001, dù kết thúc lượt đi với 17 trận thắng (trong đó có 4 trận thắng bằng thi đấu thêm giờ), 2 bại, 1 hòa, đội bóng của Miura đã kết thúc mùa giải với vị trí thứ năm và không thể lên J1 sau khi hai cầu thủ quan trọng là Jorginho và Jorge Luis Dely Valdes chấn thương nặng. Cuối mùa giải 2001, Miura từ chức huấn luyện viên câu lạc bộ bóng đá Omiya Aldija.

Omiya Aldija

Năm 2004, Miura trở lại làm huấn luyện viên của câu lạc bộ Omiya Aldija. Mặc dù khởi đầu chậm chạp nhưng ngoại trừ việc gặp khó khăn ở lượt đi trước đội bóng mạnh nhất Kawasaki Frontale, đội bóng của Miura đã đảm bảo vị trí thứ 2 thời điểm đó đó và đây là vị trí chắc chắn lên hạng. Ở lượt về, với sự tăng cường của cầu thủ Brazil Tuto, Omiya Aldija kéo dài mạch chiến thắng và lên hạng J1 sau chiến thắng trước Mito Hollyhock ở vòng đấu thứ 42.

Ở lượt đi mùa bóng 2005, mặc dù đã có thành tích giành thắng lợi 50% ở lượt đi, nhưng với sự ra đi của ngôi sao Cristian và chấn thương của nhiều trụ cột, đội bóng của Miura gặp thất bại liên tiếp như mùa giải 2001, tưởng như đã tụt xuống vị trí xuống hạng nhưng cuối cùng đã trụ lại được ở J1. Tuy nhiên với kết quả không tốt đẹp ở mùa giải 2006, Miura đã từ chức huấn luyện viên của câu lạc bộ Omiya Aldija.

Sapporo Consadore

Miura nhậm chức huấn luyện viên của Sapporo Consadore ở mùa giải 2007. Huấn luyện viên tiền nhiệm Yanagishita Masaaki đã dẫn dắt Sapporo chơi với lối bóng đá tấn công, tuy nhiên sự yếu kém của hàng phòng ngự đã dẫn đến thất bại của đội bóng ở những thời điểm quan trọng. Miura đã truyền cho Sapporo Consadore lối chơi có tổ chức với hàng phòng ngự được tổ chức từ tuyến trên. Thất bại không còn nữa và đội bóng tiến lên vững chắc kể từ trận khai mạc. Mặc dù có một số thời điểm bị chỉ trích, ở vòng đấu cuối cùng (1 tháng 12), Sapporo Consadore đã giành thắng lợi trước Mito Hollyhock, vô địch J2 và trở lại J1.

Trở lại J1 ở mùa giải 2008, mặc dù gặp nhiều khó khăn như việc cầu thủ trung tâm hàng tiền vệ, Alseu, rời đội bóng ở tuần đầu tiên, hủy hợp đồng với Bruno Quadros, hàng phòng ngự với trung tâm là Soda Yushi, người đã đóng góp rất quan trọng trong chiến tích lên hạng J1 mùa bóng trước, Sapporo Consadore đã tránh khỏi nhiều thất bại, đồng thời tiền đạo mũi nhọn Davi cũng góp công với nhiều bàn thắng. Tuy nhiên, với hàng loạt cầu thủ bị chấn thương và lối phòng ngự khu vực cứng nhắc dễ bị bắt bài với các đội bóng J1, lối chơi của đội bóng đã gặp thất bại. Với chiến thuật quá khắc nghiệt, khiến nhiều cầu thủ phải rời sân (có trận đấu mà 2 cầu thủ phải ra sân), Sapporo Consadore đã dẫm chân tại chỗ. Giữa mùa giải, với sự gia nhập đội bóng của Minoyoshi Yoshinobu, hàng phòng ngự đã trở nên ổn định, Sapporo Consadore đã lật ngược tình thế với các trận đấu ở tháng 7, tháng 8 nhưng với nhiều trận thất bại, Sapporo Consadore đã phải xuống hạng J2 với kết quả tồi tệ nhất trong lịch sử. Mặc dù đã được yêu cầu tiếp tục huấn luyện mùa giải 2009, Miura đã nhận trách nhiệm với việc xuống hạng của câu lạc bộ và từ chức huấn luyện viên Sapporo Consadore.[3]

Vissel Kobe

Tháng 8 năm 2009, Miura trở thành huấn luyện viên của câu lạc bộ Vissel Kobe thay thế cho Wada Masahiro. Tiếp nối phong cách phòng thủ phản công, đội bóng của Miura đã chiến thắng 3 trận liên tiếp trong tháng 8 và đưa đội bóng tạm thời thoát khỏi nguy cơ xuống hạng. Mặc dù chỉ giành được 1 chiến thắng trong tháng 9 nhưng Vissel Kobe đã trụ lại được một cách khó nhọc.

Miura tiếp tục dẫn dắt Kobe ở mùa giải 2010. Tuy nhiên, với kết quả không được như ý kể từ trận khai mạc, Vissel Kobe tụt lại ở khu vực xuống hạng, cộng với sự thiếu hòa nhập của Lee Jae Min, tiền đạo thay thế tuyển thủ Nhật Bản Okubo, và tình trạng chấn thương kéo dài do chiến thuật quá khắc nghiệt của Miura, có giai đoạn trong 7 trận đấu có 6 cầu thủ bị chấn thương phải thay ra (trong đó có hai lần thủ môn Enomoto Matsuya phải ra sân, thay vào vị trí thủ môn là một cầu thủ khác trên sân), tình cảnh ở câu lạc bộ Sapporo Consadore lại lặp lại, Miura đã bị sa thải vào ngày 12 tháng 9.[3]

Venforet Kofu

Năm 2011, Miura trở thành huấn luyện viên của câu lạc bộ Venforet Kofu. Ông được kỳ vọng sẽ củng cố lại hàng phòng ngự bất ổn ở mùa bóng trước. Miura đã cố áp dụng chiến thuật phòng ngự khu vực đã thành công với Sapporo Consadore nhưng các cầu thủ Kofu vốn quen với chiến thuật phòng ngự áp sát. nổi tiếng với chiến thuật "running soccer" đã gặp khó khăn với chiến thuật mới quá thiên về phòng ngự, làm mờ đi hình ảnh đội bóng tấn công tốt nhất J2 mùa bóng trước. Venforet Kofu giành được thắng lợi đầu tiên ở vòng đấu thứ 6 trước Nagoya Grampus Eight, nhưng sau đó chỉ giành được tổng cộng 4 trận thắng trong số 19 trận đấu, bao gồm 2 trận trước Kashima Antlers và Gamba Osaka, những đội bóng đã mệt mỏi sau các trận đấu ở AFC Champions League, và trận thắng cuối cùng ở vòng đấu thứ 13 trước Avispa Fukuoka, kết thúc ở vị trí thứ 16, rơi xuống khu vực xuống hạng. Mặc dù được trông chờ ở việc xây dựng hàng phòng ngự nhưng với chiến thuật phòng ngự khu vực, Venforet Kofu đã để lọt lưới nhiều thứ 2 với 37 bàn thua do đã để lỏng những cú sút từ tuyến hai của hàng tiền vệ đối phương. Kết quả không tốt này khiến chủ tịch đội bóng Umino Kazuyuki không thể bỏ qua và đã ra điều kiện "Nếu Miura không chiến thắng ở vòng đấu thứ 20 ngày 6 tháng 8 gặp Sanfrecce Hiroshima và vòng đấu tiếp theo gặp Montedio Yamagata thì sẽ bị sa thải". Cuối cùng, Miura đã bị sa thải sau thất bại 0-2 trước Sanfrecce Hiroshima. Miura đã trở thành huấn luyện viên đầu tiên bị sa thải giữa mùa giải.

Sau khi rời khỏi ghế huấn luyện viên, ông Miura đảm nhiệm vai trò bình luận ở hai chương trình về giải vô địch Italy, Serie A của kênh truyền hình Sky PerfecTV và giải vô địch Hà Lan, Eredivisie của kênh J SPORTS.[3]

Đội tuyển quốc gia Việt Nam

Ngày 8 tháng 5 năm 2014, Miura Toshiya trở thành huấn luyện viên trưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam, đồng thời kiêm nhiệm huấn luyện viên trưởng đội tuyển Olympic Việt Nam tham dự vòng loại Olympic Rio de Janeiro;[4] mức lương ông nhận được 10.000 USD với thời hạn hợp đồng đến ngày 3 tháng 4 năm 2016.[5] Huấn luyện viên Nguyễn Hữu Thắng nhận xét "Bóng đá Việt Nam đang học tập mô hình bóng đá tại Nhật Bản, bằng chứng là chúng ta đã thuê chuyên gia người Nhật đến để điều hành giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam... Thể trạng của cầu thủ Việt Nam cũng có nhiều đặc điểm giống cầu thủ Nhật Bản, thế nên việc sử dụng tư duy người Nhật để xây dựng đội tuyển quốc gia và Olympic quốc gia cũng là hợp lý", đồng thời nghi ngại về khả năng của Miura Toshiya.[6] Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam Lê Hùng Dũng nói rằng không chọn huấn luyện viên đã từng huấn luyện đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản vì trở ngại mức lương cao, đồng thời tín nhiệm lời giới thiệu của chủ tịch và giám đốc J-League 1 về Miura Toshiya.[7] Trước nhiều nghi ngờ từ các huấn luyện viên bóng đá Việt Nam như Hoàng Văn Phúc[8] hay Lê Thụy Hải,[9] Miura Toshiya khẳng định "tôi rất tự tin vào bản thân của mình, bởi ở Nhật Bản chỉ có khoảng 10 huấn luyện viên cầm quân trên 400 trận trong đó có tôi".[10] Miura Toshiya nhận được mức tín nhiệm cao từ các cầu thủ khi đảm nhận vị trí huấn luyện viên trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam.[11] Ngày 2 tháng 7 năm 2014, Miura Toshiya ra mắt trận đấu đầu tiên với chiến thắng đậm 6-0 trước đội tuyển bóng đá quốc gia Myanmar.[12][13][14] Đây là trận đấu mà Miura Toshiya cho rằng "tuy chỉ là một trận giao hữu nhưng kết quả thi đấu với đội tuyển quốc gia rất quan trọng", đội trưởng Lê Tấn Tài nhận xét bóng đá Việt Nam đang trong quá trình chuyển giao thế hệ nên sẽ có nhiều thử nghiệm ở nhiều vị trí.[15] Sau trận đấu, Miura Toshiya tiết lộ không hề nghiên cứu đối thủ và chỉ muốn thử nghiệm đội hình.[16]

ASIAD 17 tại Hàn Quốc vào tháng 9 năm 2014, Miura dẫn dắt U23 Việt Nam đứng đầu vòng vòng bảng môn bóng đá nam với chiến thắng 4-1 trước U-23 Iran và thắng 1-0 trước U-23 Kyrgyzstan;[17][18] lần đầu tiên lọt vào vòng 1/8 và để thua 1-3 trước U-23 UAE.[19][20] Đây được coi là sự kiện địa chấn vì những cầu thủ trong đội hình U23 Việt Nam khi đó chỉ "thường thường bậc trung" và không thu hút được sự quan tâm.[21][22][23][24] Ngày 16 tháng 11, Miura Toshiya dẫn dắt đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam thắng 3-1 trước đội tuyển bóng đá quốc gia Malaysia trong trận giao hữu trước thềm AFF Cup 2014 khởi tranh. Tại vòng bảng AFF Cup 2014, đội tuyển Việt Nam hòa 2-2 đội tuyển bóng đá quốc gia Indonesia, thắng 3-0 đội tuyển bóng đá quốc gia Lào, thắng 3-1 đội tuyển bóng đá quốc gia Philippines.[18] Tại giải đấu này, ông đưa đội tuyển Việt Nam lọt vào vòng bán kết với chiến thắng 2-1 trước Malaysia ở trận lượt đi trên sân khách,[25] bất ngờ nhận thất bại 2-4 ở trận lượt về trên sân nhà vì những sai lầm ở hàng thủ.[26][27] Sau trận đấu lượt về thua trên thế thắng, ông cho rằng tâm lý chủ quan là nguyên nhân dẫn đến thất bại,[20] chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam Lê Hùng Dũng yêu cầu điều tra tiêu cực bóng đá,[28] Tổng cục Cảnh sát không tiếp tục điều tra vì chưa có dấu hiệu tội phạm.[29] Trước khi Sea Games 2015 khởi tranh, chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam Lê Hùng Dũng cho biết mục tiêu tại giải là "trẻ hóa đội tuyển, đôn lứa U19 lên U23 dự SEA Games 2015 để cọ xát, tích lũy kinh nghiệm đồng thời hướng tới mục tiêu huy chương vàng SEA Games 2017".[30] Tại vòng bảng Sea Games 2015, Miura Toshiya dẫn dắt U23 Việt Nam thắng 5-0 U-23 Brunei, thắng 5-1 U-23 Malaysia,[31] thắng 1-0 U-23 Lào, thắng 4-0 U-23 Đông Timor, sau đó thua 1-3 U-23 Thái Lan và để mất ngôi đầu bảng.[32] U23 Việt Nam thua 1-2 U-23 Myanmar tại bán kết giải đấu,[27][33] Miura Toshiya cho rằng "các cầu thủ tạo ra nhiều cơ hội nhưng lại dứt điểm không hiệu quả. Đây là vấn đề về kỹ thuật dứt diểm, về sự hiệu quả chứ không thể xem là sự may mắn";[34] U-23 Việt Nam giành huy chương đồng bóng đá nam SEA Games 2015 sau khi thắng 5-0 U-23 Indonesia,[35] Hiệp hội bóng đá Indonesia xác nhận toàn bộ cầu thủ U-23 Indonesia bán độ trong trận đấu này.[36][37] Miura Toshiya dẫn dắt đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam tham dự trận giao hữu với Manchester City F.C. vào ngày 27 tháng 7 năm 2015 và thất bại với tỷ số 1-8.[38]

Một bộ phận dư luận tại Việt Nam liên tục công kích lối chơi của Miura Toshiya tại vòng loại giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2016 khi U-23 Việt Nam thua 0-2 U-23 Nhật Bản theo kiểu hạn chế bàn thua, đồng thời thắng 7-0 U-23 Ma Cao và thắng 2-1 U-23 Malaysia, trong khi Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) đánh giá cao huấn luyện viên Miura.[39] Tháng 1 năm 2016, huấn luyện viên Miura Toshiya lần đầu tiên trong lịch sử đưa U23 Việt Nam tham dự vòng chung kết giải vô địch bóng đá U23 châu Á 2016 tổ chức tại Qatar.[40] Phó chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam Trần Quốc Tuấn khẳng định "đội tuyển U23 Việt Nam vào đến vòng chung kết U23 châu Á đã là thành công. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chúng ta làm được điều này".[41] Tại vòng chung kết, U23 Việt Nam bị loại sau khi để thua ba trận liên tiếp 1-3 U23 Jordan,[42] 2-3 U-23 UAE,[43] 0-2 U23 Úc.[44] Tại trận đấu gặp U-23 UAE, U23 Việt Nam hai lần vươn lên dẫn trước nhưng sau đó bị gỡ hòa, huấn luyện viên Miura Toshiya cho rằng cầu thủ còn thiếu kinh nghiệm thi đấu.[43] Giải vô địch bóng đá U23 châu Á 2016 kết thúc, báo chí và người hâm mộ bóng đá chỉ trích ông vì U-23 Việt Nam không giành được điểm số nào, ông có ý định từ bỏ quyền huấn luyện viên.[45]

Tại vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2018 khu vực châu Á, Miura Toshiya dẫn dắt đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam thua 0-1 Thái Lan, thắng 2-1 Đài Bắc Trung Hoa, hòa 1-1 Iraq, thua 0-3 Thái Lan.[31][46] Với mục tiêu đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam lọt vào vòng loại cuối cùng của World Cup 2018,[47] ông bị người hâm mộ chỉ trích vì đội tuyển "thắng không đẹp mắt" trước Đài Bắc Trung Hoa, VnExpress chỉ ra thực trạng V-League yếu kém và khuyên người hâm mộ không nên đòi hỏi vô lý với Miura Toshiya.[48] Sau thất bại 0-3 trước Thái Lan, Toshiya Miura cho rằng các học trò đã nôn nóng và không tuân thủ đấu pháp huấn luyện viên đề ra, phó chủ tịch phụ trách Truyền thông - Đối ngoại Liên đoàn Bóng đá Việt Nam Nguyễn Xuân Gụ nhận định "trách nhiệm hàng đầu thuộc về huấn luyện viên trưởng", phó chủ tịch phụ trách Tài chính - Tài trợ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam Đoàn Nguyên Đức tuyên bố sẵn sàng giơ phiếu đồng ý sa thải huấn luyện trưởng, tổng thư ký Liên đoàn Bóng đá Việt Nam Lê Hoài Anh nói "trong trận thua trước Thái Lan tối 13-10, điều có thể thấy rõ nhất là từng cá nhân cầu thủ Thái Lan hơn hẳn cầu thủ Việt Nam về thể lực, kỹ thuật và độ dạn dày kinh nghiệm".[49] Ngày 28 tháng 1 năm 2016, hội nghị ban chấp hành Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) lần thứ 7 tại thành phố Hồ Chí Minh có 11/16 phiếu biểu quyết sa thải huấn luyện viên Miura Toshiya trước thời hạn 2 tháng và ông đã không nhận khoản phí bồi thường khoảng 800 triệu đồng.[50][51] Huấn luyện viên Nguyễn Thành Vinh cho rằng việc sa thải huấn luyện viên Miura Toshiya giữa chừng của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam để tránh sức ép của dư luận và lối chơi bóng đá không phù hợp với thị hiếu người Việt.[52]

Hồ Chí Minh FC

Ông từng là HLV trưởng của Hồ Chí Minh FC nhưng vì thành tích thi đấu bết bát nên đã rời đội vào cuối mủa giải

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Miura_Toshiya http://www.bbc.com/vietnamese/sport/2015/03/150310... http://www.skysports.com/football/news/11679/99266... http://www.vissel-kobe.co.jp/first-team/s-miura.ht... http://www.jsgoal.jp/official/00111000/00111394.ht... http://www.soccer-king.jp/news/japan/20140508/1882... http://thethao.vnexpress.net/photo/bong-da-trong-n... http://thethao.vnexpress.net/tin-tuc/bong-da-trong... http://thethao.vnexpress.net/tong-thuat/viet-nam-2... http://anninhthudo.vn/the-thao/nhin-lai-21-thang-c... http://baobinhdinh.vn/viewer.aspx?macm=12&macmp=12...